Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ là một tình trạng sức khỏe phổ biến mà phụ nữ mang thai gặp phải. Tình trạng chuột rút ở chân thường thấy ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thai nhi.
Tình trạng chuột rút ở chân xảy ra vào ban đêm, chắc chắn sẽ càng làm xáo trộn giấc ngủ của bà bầu. Vậy thì chuột rút xảy ra do nguyên nhân nào? Chúng ta nên làm gì để giảm bớt tình trạng chuột rút trên?
Xem nhanh
Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ?

Chuột rút có thể xảy ra do mỏi chân do mang thai từ ngày này qua ngày khác trong thai kỳ. Ngoài ra, hiện tượng chuột rút cũng có thể xảy ra do bụng mẹ ngày càng to. Bụng bầu ngày càng to có thể gây áp lực lên các mạch máu dẫn về tim và cả các dây thần kinh xung quanh.
Nguyên nhân chuột rút bắp chân ở bà bầu do chế độ ăn uống. Mặc dù thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất của chuột rút khi mang thai. Nhưng chuột rút không phải tất cả đều do thiếu canxi. Nếu mẹ ăn quá nhiều các chất từ thịt, vì thịt rất giàu đạm, sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa cacbohydrat. Dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa có tính axit và rối loạn điện giải. Một trong những biểu hiện của rối loạn điện giải là chuột rút.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ do yếu tố lạnh. Nếu ban đêm nhiệt độ phòng thấp, đắp chăn bông khi ngủ quá mỏng hoặc để chân và bàn chân tiếp xúc với bên ngoài. Cơ bắp chân sẽ dễ bị nhiễm lạnh, cơ bắp chân bị chuột rút do bị kích thích lạnh. Do đó, hãy chú ý đến độ lạnh và ấm của chân và bàn chân vào ban đêm.
Chuột rút chân do tư thế ngủ sai. Tư thế ngủ không tốt, nằm ngửa trong thời gian dài, để chăn bông đè lên mu bàn chân. Buộc một số cơ bắp chân phải ở trạng thái thư giãn tuyệt đối trong thời gian dài, khiến cơ bị “co cứng thụ động”.

Dưới đây là một số cách bạn có thể điều trị chứng chuột rút ở chân khi mang thai.
Tránh đứng quá lâu hoặc ngồi khoanh chân
Đứng quá lâu hoặc ngồi khoanh chân không phải là điều nguy hiểm cho thai kỳ. Tuy nhiên, duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng chuột rút ở chân khi mang thai. Điều này là do tăng cân, sưng phù ở chân và lưu lượng máu chậm. Hoặc máu lưu thông không trơn tru có thể gây ra chuột rút ở chân khi mang thai.
Nếu bạn bắt buộc phải làm việc ở vị trí đứng, hãy đảm bảo nghỉ giải lao thường xuyên. Ví dụ, mẹ bầu hay bị chuột rút bắp chân cứ sau 30 phút thì nên ngồi một lúc.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ nên xoa bóp bàn chân thường

Thực hiện các động tác duỗi chân thường xuyên vào ban ngày và vài lần trước khi đi ngủ vào ban đêm. Nó có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Thực hiện các chuyển động xoay gót chân và ngón chân khi ngồi, ăn hoặc khi xem tivi.
Bà bầu bị chuột rút khi ngủ nên từ từ duỗi thẳng chân. Có thể việc này sẽ đau nhưng theo thời gian bạn sẽ quen và không còn cảm giác đau nữa. Sau đó, bạn có thể dựa chân vào tường hoặc dùng gối cao hơn để kê chân. Mục đích là để máu lưu thông thuận lợi trở lại.
Ngoài cách kéo giãn, bà bầu có thể xoa bóp chân khi xuất hiện chuột rút. Dù đau nhưng bạn vẫn có thể xoa bóp nhẹ nhàng và chậm rãi.
Khi xoa bóp, sử dụng các loại dầu bôi ngoài da như tinh dầu. Ngoài việc tạo hiệu ứng trơn trượt giúp dễ dàng xoa bóp, mùi thơm của loại dầu giúp bạn thư giãn.
Chườm bằng nước ấm
Cách để giúp bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ là chườm ấm. Bạn có thể dùng một chai chứa đầy nước ấm và đặt lên bắp chân. Phương pháp này được coi là hiệu quả vì nó có thể giúp thư giãn tình trạng căng cơ xảy ra.
Nhu cầu đủ chất lỏng trong cơ thể

Thiếu chất lỏng trong cơ thể có thể là một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân khi mang thai. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải uống đủ nước. Thiếu chất lỏng trong thai kỳ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chuột rút ở chân khi ngủ.
Bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Bà bầu hay bị chuột rút bắp chân khi ngủ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Đặc biệt là ăn những thực phẩm có chứa kali để ngăn ngừa chuột rút ở chân. Một số thực phẩm chứa kali bao gồm chuối, rau xanh (rau bina, bông cải xanh), khoai tây và nấm.
Ngoài ra, bà bầu cũng có thể đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng của mình từ các loại thực phẩm bổ sung trước khi sinh. Các chất bổ sung này thường chứa axit folic, canxi, kali, magiê và các loại vitamin hỗ trợ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ. Bạn cũng nên cảnh giác nếu bị sưng, tấy đỏ, đau dữ dội hoặc cảm giác nóng ở chân bị chuột rút. Lúc này nên đến bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời.