Bị trầm cảm nhẹ nên làm gì?. Mặc dù chứng trầm cảm nhẹ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nó vẫn có những thay đổi về mặt tâm trạng ngày càng một tệ hơn. Bài viết sẽ cho bạn biết mình nên làm gì để đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất.
Bạn có thể mắc phải bệnh trầm cảm nhẹ khi gặp phải chuyện buồn phiền không thể giải quyết. Vậy khi bị trầm cảm nhẹ nên làm gì để sớm đẩy lùi chứng bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất nhé.
Xem nhanh
Bị trầm cảm nhẹ nên làm gì và có những dấu hiệu nào?
Trước khi tìm hiểu bị trầm cảm nhẹ nên làm gì để đẩy lùi bệnh nhanh và an toàn. Chúng ta sẽ cùng điểm qua một số dấu hiệu nhận biết khi bị mắc trầm cảm nhẹ. Những biểu hiện phổ biến của trầm cảm nhẹ sẽ bao gồm các cung bậc cảm xúc và cảm giác mệt mỏi của cơ thể:

- Cáu gắt
- Khó tập trung
- Cảm thấy buồn bã
- Suy nghĩ tiêu cực
- Thường xuyên khóc
- Cảm thấy tuyệt vọng
- Tự căm ghét bản thân
- Muốn được ở một mình
- Cảm thấy không có động lực
- Cảm thấy mệt mỏi bất thường
- Cảm giác đau nhức nhẹ không rõ nguyên nhân
- Thường không thấy cảm thông với tâm trạng của người khác
Nếu bạn có các dấu hiệu trên, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý ngay để tìm cách điều trị kịp thời. Cách để điều trị bệnh trầm cảm nhẹ có thể rất đơn giản chỉ cần bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Bạn cũng cần thay đổi về chế độ ăn uống, giờ giấc đi ngủ và học cách vượt qua áp lực công việc. Điều này sẽ bao gồm cả việc bạn cần cách ly khỏi tivi và mạng xã hội.
Bị trầm cảm nhẹ nên làm gì để nhanh chóng đẩy lùi bệnh?
Khi bị trầm cảm nhẹ nên làm gì để nhanh chóng đẩy lùi bệnh hiệu quả và an toàn? Bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thực hiện trị liệu nghệ thuật.
2.1. Điều chỉnh thói quen sống
Để điều trị chứng trầm cảm nhẹ, bạn có thể thử điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt sau đây:
- Giúp đỡ người khác
- Nói chuyện với ai đó
- Ăn thực phẩm tươi ngon
- Hít thở không khí trong lành
- Thường xuyên dậy sớm để tập thể dục thể thao
- Tập ngồi thiền hoặc chỉ ngồi yên trong khoảng 10 phút
- Hạn chế thời gian dành cho mạng xã hội hoặc xem tivi, đặc biệt là vào buổi tối.
Bạn có thể tập luyện yoga để chữa bệnh trầm cảm nhẹ tại nhà. Điều này vừa giúp giảm stress rất tốt vừa giúp thư giãn cơ thể. Đây là một bộ môn lý tưởng cho những ai đang sống trong chứng trầm cảm kéo dài.
2.2. Thực hiện trị liệu nghệ thuật

Bị trầm cảm nhẹ nên làm gì? Một số người nhận ra các sở thích có thể giúp họ thoát khỏi chứng trầm cảm nhẹ. Một số nghiên cứu cho biết những người đã từng có thú vui sáng tạo thường vui và ít stress hơn. Vì thế, bạn có thể điều trị trầm cảm nhẹ bằng cách thử áp dụng trị liệu nghệ thuật.
Khi thực hiện cách điều trị trầm cảm bằng trị liệu nghệ thuật, bạn sẽ xem nghệ thuật như một cách để bản thân khám phá suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. Nhờ thể hiện ra được cảm xúc và suy nghĩ, bạn có thể dễ dàng đối mặt và giải quyết áp lực cũng như vượt qua chứng trầm cảm một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể thử một số hình thức trị liệu nghệ thuật như vẽ tranh, cắt dán ảnh, chụp ảnh hoặc thêu dệt,….
Điều trị bệnh trầm cảm nhẹ bằng liệu pháp tâm lý
Bị trầm cảm nhẹ nên làm gì? Những chấn động về mặt tâm lý có thể dẫn đến bệnh trầm cảm nhẹ. Nếu bạn vào trường hợp này thì bác sĩ có thể chỉnh định điều trị trầm cảm bằng liệu pháp tâm lý.
Điều trị trầm cảm nhẹ bằng 4 liệu pháp tâm lý sau đây:
1.1. Trị liệu tư vấn
Các cuộc nói chuyện với một bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn xác định nguyên nhân trầm cảm. Các bác sĩ tâm lý sẽ không hướng dẫn bạn làm gì cụ thể để điều trị bệnh. Mà họ chỉ đưa ra đề xuất thay đổi một số điều để bạn cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn.
1.2. Trị liệu giữa các cá nhân
Một số người bệnh trầm cảm cảm thấy khó khăn trong khi giao tiếp với người khác. Và điều đó có thể dẫn đến sự cô lập, dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân được thiết kế nhằm giúp bạn cải thiện các mối quan hệ hơn.

1.3. Trị liệu tâm động học
Để thực hiện liệu pháp này, bác sĩ tâm lý sẽ yêu cầu bạn nói lên suy nghĩ của mình. Từ đó họ sẽ xác định được các kiểu suy nghĩ hoặc hành vi nào có vấn đề. Bạn thường không thể nhận ra rằng những vấn đề đó làm bạn khó chịu và gây ra trầm cảm.
1.4. Trị liệu hành vi nhận thức
Thay vì chỉ tập trung vào các nguyên nhân gây trầm cảm, liệu pháp tâm lý này có thể đưa ra những cách thiết thực để bạn đối phó với bệnh. Điều này cũng có thể liên quan đến việc đánh lạc hướng tâm trí khỏi những suy nghĩ phiền muộn.
Bài viết trên cũng đã giúp bạn trả lời khi bị trầm cảm nhẹ nên làm gì? Bên cạnh đó, là một số biểu hiện giúp bạn nhận biết mình có đang mắc bệnh hay không. Trên đây chỉ các cách tham khảo, không có tính chất thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ tâm lý để tìm ra biện pháp điều trị kịp thời. Quan trọng hơn bạn nên thay đổi thói quen sống để tăng hiệu quả điều trị nhé.