Máy chạy bộ quận 1

Trang tin tức về các sản phẩm tập thể dục, máy chạy bộ Quận 1

phuong-phap-dan-gian-tri-hoi-mieng
Dinh dưỡng khỏe

Cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh hôi miệng

Bất cứ ai mỗi khi bị hôi miệng sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng, thiếu tự tin. Không chỉ vậy, hôi miệng còn là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, làm sao biết được mình đang rơi vào tình trạng hôi miệng. Đừng lo vì bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn Cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh hôi miệng hiệu quả. Cùng đón đọc bài viết này nhé!

Cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh hôi miệng

1.1  Nhận biết dấu hiệu hôi miệng bằng cách thổi hơi vào chiếc cốc rỗng

Đầu tiên bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc cốc rỗng sạch với miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng, để cốc cách miệng khoảng 2-3 cm và hà hơi nhiêu lần vào đó, sau đó kiểm tra bằng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi không.

1.2 Nhận biết dấu hiệu hôi miệng bằng muỗng Inox

Bạn cần chuẩn bị một chiếc muỗng Inox sạch, sáng, không có mùi thức ăn,..Sau đó bạn sử dụng muỗng inox và cào nhẹ mặt lưỡi cũng được xem là mẹo hay để tự nhận biết mùi hơi thở. Bởi lẽ lưỡi là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn và đó cũng là nguồn gốc phát sinh ra mùi hôi miệng. cac-dau-hieu-cua-benh-hoi-mieng

1.3 Ngửi mùi nước bọt

Đầu tiên, bạn tìm một chỗ kín đáo, sau đó hãy liếm mặt trong của cổ tay. Chờ trong 5 – 10 giây để nước bọt khô. bạn nên thực hiện phương pháp này vào lúc bất kì trong ngày trừ trường hợp bạn vừa mới chải răng, sử dụng nước súc miệng, hoặc ăn một thứ gì đó có vị bạc hà, vì một chiếc miệng thơm tho vừa mới được làm sạch sẽ khó có thể cung cấp cho bạn kết quả chính xác.

Một số cách đối phó với tình trạng hôi miệng

2.1 Xác định xem liệu bạn chỉ bị hôi miệng vào buổi sáng khi thức dậy hay là hôi miệng mãn tính.

Bạn nên kiểm tra hơi thở của bạn vào buổi sáng, buổi trưa, và buổi tối, trước và sau khi chải răng. Đồng thời theo dõi mức độ của căn bệnh và tìm hiểu lý do vì sao bạn bị hôi miệng, …

Nếu bạn bị hôi miệng vào buổi sáng khi thức dậy là điều bình thường. Bạn có thể đánh răng, súc miệng bằng nước muối để sạch khuẩn,..

Nếu bệnh hôi miệng của bạn diễn ra trong thời gian dài thì đây là tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn, nhưng đây cũng vẫn là vấn đề phổ biến và hoàn toàn có thể được chữa trị. Bạn có thể giữ gìn vệ sinh răng miệng và kiểm soát vi khuẩn dễ dàng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng hôi miệng đó là do sâu răng, vệ sinh răng miệng kém, và lưỡi bị đóng váng.

Nếu bạn vẫn không thể xác định rõ nguyên nhân khi tự kiểm tra bạn có thể đến nha sĩ sẽ có thể giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng. Đừng nên xấu hổ mà không chữa trị ngay bạn nhé!

2.2 Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. 

Mỗi buổi sáng hãy chải răng kỹ, súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn, và dùng chỉ nha khoa tại kẽ răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trú ngụ. Uống nhiều nước, và súc miệng với nước lạnh để hơi thở thơm mát hơn.

Bạn có thể sử dụng cây cạo lưỡi để loại bỏ cặn bã đang tích tụ giữa các chồi vị giác và nếp gấp của lưỡi. Thay bàn chải sau 2 đến 3 tháng sử dụng.cac-dau-hieu-cua-benh-hoi-mieng

2.3 Ăn những thực phẩm có lợi cho hơi thở và tránh các món ăn tạo mùi khó chịu. 

Thực phẩm có lợi cho hơi thở ví dụ như Táo, gừng, hạt cây thì là, quả mọng, rau xanh, dưa hấu, quế và trà xanh là những thực phẩm có lợi cho hơi thở. Tốt hơn, bạn có thể kết hợp chúng vào trong đồ ăn hàng ngày và tránh ăn những thực phẩm gây hôi miệng như hành tây, tỏi, bia, đường, cafe,…

2.4 Trao đổi với bác sĩ về sức khỏe hệ tiêu hóa.

Thủ phạm gây hôi miệng có thể do sức khỏe dạ dày của bạn không tốt. Bạn có thể bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,.. những tác nhân này dẫn đến tình trạng hôi miệng của bạn vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ để điều trị nhanh chóng và kịp thời.

2.5 Giữ vệ sinh khoang mũi.

Bạn nên cố gắng phòng ngừa và điều trị các bệnh như bệnh dị ứng, nhiễm trùng xoang, và chảy dịch mũi,.. Giữ khoang mũi sạch sẽ và thông suốt, và quản lý tình trạng dị ứng để bệnh không tiến triển.

2.6 Áp dụng chế độ ăn lành mạnh.

Bên cạnh việc ăn những thực phẩm có lợi cho hơi thở, chế độ ăn uống lành mạnh nói chung có thể hạn chế tình trạng hơi thở hôi. Giảm các thực phẩm đã qua chế biến, thịt đỏ, và phô mai. Tập trung ăn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, hạt lanh, và cải xoăn.

Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ có những mẹo cũng như kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh hôi miệng. Cảm ơn bạn đã xem bài chia sẻ này.

Nguồn : https://bw24h.org/

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *